Điêu Khắc Sài Gòn chuyên thi công và sản xuất tượng điêu khắc composite, thi công tranh phù điêu, hoa văn chùa, hoa văn đầu cột, tranh đá trên toàn quốc ✅Giá ưu đãi✅Chất lượng✅Giao hàng nhanh
#dieukhacsaigon #tranhphudieu #hoavan #hoavandaucot #tuongdieukhac
Website:https://dieukhacsaigon.com.vn/
Công trình thi công đài phun nước Khu Công Nghiệp Long An được công ty Điêu Khắc Sài Gòn thi công và hoàn thiện tháng 8 năm 2020.
Các hạng mục công trình bao gồm các hệ thống thiết bị đầu phun nước hình , vòi phun nước hình bông hoa 3 tầng và đèn led đổi màu. Với thiết kế kiểu dáng phun đơn giản, lại tiết kiệm chi phí, công trình đem đến cho khuôn viên trụ sở điểm nhấn nổi bật, sinh động hơn.
Bảng Vật tư, thiết bị làm đài phun nước khu Công Nghiệp Long An
Đây là hệ thống phun nước đâm chất nghệ thuật khá đơn giản có đường kính 5m, với kiểu phun cơ bản. Bao gồm các thiết bị sau:
Vòi phun tạo hình Bông Hoa 3 Tầng
Đèn Led toàn thân Inox 24V-9W, RGB điểu khiển trong đổi màu tự động
Máy bơm chìm trục ngang chuyên dụng cho hệ thống nhạc nước nghệ thuật, công suất 3HP
Gia công đường ống chính, gia công tích hợp các phụ kiện kết nối, đầu răng… inox công nghiệp 304, kết nối hệ thống vòi phun, máy bơm ( Van Điều áp)
Cáp CXV điều khiển máy bơm
Các bước làm đài phun nước tại khu Công Nghiệp Long An
B1: Hàn uốn ống dẫn Inox theo bản vẽ
B2:Đấu nối tủ điện điều khiển.
B3: Chuẩn bị các vật tư, thiết bị phụ kiện đi kèm
Sau đó vận chuyển toàn bộ thiết bị đến công trình và thực hiện lắp đặt. Đầu tiên sẽ lắp đặt hệ thống đường ống Inox và máy bơm vào bể, sau đó lắp đặt đèn Led, vòi phun nước vào hệ thống ống. Đấu nối tủ điện điều khiển với nguồn điện. Và tiến hành cấp điện, cấp nước, chạy thử. Cần căn chỉnh nước cho đầu phun sao cho phù hợp với cột áp thiết kế và tạo ra được các kiểu dáng yêu cầu. Sau khi hoàn thiện chúng tôi hướng dẫn vận hành cho chủ đầu tư và bàn giao.
Nghệ thuật là một phạm trù cần rất nhiều sự sáng tạo và đam mê. Chính vì vậy mà mỗi một tác phẩm được tạo ra luôn chỉ có một và không tác phẩm nào giống cái nào. Tranh phù điêu phong cảnh cũng như thế. Chúng so với những tranh vẽ bình thường khác sẽ có phần sống động và kết cấu phức tạp hơn nhiều. Do đó, giá trị cũng có phần cao hơn so với nhiều tác phẩm nghệ thuật khác.
Tranh phù điêu phong cảnh là gì?
Có bao giờ bạn tự hỏi những bức tranh thụ động ấy vì sao có nét thu hút vậy không? Thật ra, rất nhiều người cũng tự hỏi như bạn đấy! Tranh phù điêu phong cảnh thật ra là những tác phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, qua tay nghề của các nghệ nhân mà dần thành hình, thành dạng. Khác với những bức phù điêu thông thường, phù điêu phong cảnh chuyên khắc họa hình ảnh thiên nhiên, con người. Tùy vào nguồn nguyên vật liệu khác nhau mà màu sắc và cách thức sáng tạo sẽ khác nhau nhiều hoặc ít.
Ý nghĩa tranh phù điêu phong cảnh đối với cuộc sống
Đối với mỗi một tác phẩm đều có cho mình một ý nghĩa riêng cũng như chính cái tên của mỗi chúng ta vậy đó. Có tranh thì mang ý cổ động, khuyến khích; nhiều bức thì nên thơ, nên tình. Ngoài ra, tùy vào góc độ ta phân tích tranh và những gì ta nhìn thấy được thì ý nghĩa lại thay đổi. Chính bởi thế mà ý nghĩa của các bức tranh phù điêu phong cảnh vô cùng đa dạng và phong phú.
Mẫu tranh phù điêu phong cảnh đồng quê
Thẩm Mỹ
Chính là yêu cầu mà rất nhiều người đề ra hàng đầu. Một tấm tranh có đẹp hay không ngoài tay nghề giỏi còn phụ thuộc không nhỏ vào mắt thẩm mỹ của nhiều người.
Giá Trị Văn Hóa
Chính là yếu tố song song cần có với thẩm mỹ. Thẩm mỹ có tốt, tranh có đẹp thế nào nhưng nếu như mất giá trị văn hóa vốn có của nó cũng bằng thừa.
Phong Thủy
Nhiều người còn tin rằng tranh điêu khắc góp phần vô cùng lớn vào phong thủy của gia chủ. Cho nên, với từng mệnh khác nhau, không khó để có thể chọn cho mình những tranh phù điêu phong cảnh composite khác nhau.
Một số mẫu tranh phù điêu phong cảnh đẹp
Với sự đa dạng về hình dáng và ý nghĩa, song phù điêu hoa văn được phân thành 3 loại sau đây:
Mẫu phù điêu trang trí mặt tiền chuyên được lựa chọn để thiết kế và tôn điểm thêm cho phần tiền viện của nhiều nhà. Đồng thời, theo các chuyên gia phong thủy thì việc làm ăn của gia đình có thuận lợi hay không cũng phụ thuộc vào cấu trúc của phù điêu.
Mẫu dành cho không gian phòng khách sân vườn là những mẩu chuyện khắc hoạc hình ảnh hoa cỏ, chim chóc, động vật hay núi non hùng vĩ sao cho gần gũi và mang màu sắc tươi mát cho ngôi nhà.
Mẫu dành cho không gian phòng khách sân vườn
Mẫu tranh phù điêu phong cảnh đồng quê thì lại thiên về hình ảnh lao động hăng say của con người hay những đồng ruộng có trâu, có cò.
Một bức phù điêu đẹp không thôi, mà còn phụ thuộc vào việc bạn chọn lựa và phối chúng cho gian nhà của bạn thế nào. Chính vì thế mà nếu bạn cần chọn cho mình một bức tranh phù điêu phong cảnh composite thì đừng quên lưu ý những điều trên nhé!
Đơn vị đắp phù điêu phong cảnh đẹp tại TPHCM
Nghệ thuật nếu muốn thăng hoa, phải có trong mình tình yêu mãnh liệt và lòng đam mê cháy bỏng. Thật may mắn khi mà công ty dưới đây lại thỏa mãn điều ấy. Chúng ta cùng lướt sơ qua những điểm nổi bật của công ty xem vì sao nhiều người lại tin tưởng vậy.
Điêu khắc Sài Gòn nằm trong top những công ty điêu khắc phù điêu, hoa văn tiêu biểu và uy tín. Đây là một công ty đứng đầu bởi nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và điêu khắc, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.
Điêu khắc Sài Gòn ngày càng khẳng định được chỗ đứng của mình khi không ngừng gây được tiếng vang bởi các tác phẩm sáng tạo và ý nghĩa. Đồng thời, đa phần khách hàng đều an tâm bởi dịch vụ nơi đây.
Chỉ cần bạn không hài lòng với sản phẩm sẽ có ngay một đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp giúp bạn khắc phục. Nhân viên nơi đây cực kỳ trang nhã, chu đáo và nhiệt tình.
Mọi thắc mắc và vấn đề của bạn mắc phải khi làm tranh phù điêu phong cảnh composite đều được tư vấn tận tình và phân tích chi tiết. Có thể nói không nơi đâu có dịch vụ tốt như nơi đây. Do vậy mà ngày càng đứng vững trong ngành này chính là Điêu khắc Sài Gòn.
Mẫu phù điêu trang trí mặt tiền
Đến với chúng tôi, bạn sẽ vô cùng hài lòng và an tâm bởi cách phục vụ và tính chuyên nghiệp của chúng tôi. Điêu khắc Sài Gòn chính là một trong những cái tên được các tín đồ đam mê hội họa kêu lên mỗi khi muốn tìm mua hay đặt hàng thiết kế tranh phù điêu phong cảnh. Địa chỉ website của chúng tôi là: https://bit.ly/30YrJbu, nếu bạn cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ. Xin cám ơn!
Nói đến các dân tộc ở Nam Bộ không thể không nhắc đến Khmer. Đây không những là một trong những dân tộc có nền văn hóa lâu đời của nước ta mà còn có những bước đột phá trong nghệ thuật điêu khắc hoa văn. Có thể nói, hoa văn Khmer chính là một trong những sự sáng tạo và đột phá của nhân loại.
Mỗi một tác phẩm là một ý nghĩa, một câu chuyện riêng cần tìm lời đáp
Hoa Văn Khmer là gì?
Với những sự sáng tạo riêng, cùng lối thiết kế gần gũi khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên với những thiết kế vô cùng chân thật và sắc nét của người dân tộc Khmer. Đối với người Khmer, những hình vẽ, hoa văn không chỉ là những thứ vô tri vô giác mà phần nào phản ánh con người và các tập quán của nơi đây. Qua những hình ảnh bình dị ấy, họ muốn nói lên nền văn hóa Khmer với toàn thể nhân loại, thể hiện phần nào lòng kiêu hãnh và tình yêu đối với dòng máu mình đang mang.
Văn Hóa Khmer Nam Bộ là gì?
Bạn có biết không, dân tộc Khmer hiện nay có đến một triệu ba trăm người sống và làm việc khắp cả nước Việt Nam ta. Họ cư trú xen kẽ giữa các dân tộc khác và tập trung đông ở các vùng đất ven sông ở các tỉnh Nam Bộ như là: Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang. Chính vì thế mà nền văn hóa Khmer là một trong những nét văn hóa đặc biệt của Nam Bộ nước ta.
Người dân Khmer sống chủ yếu bằng việc sản xuất lúa nước, trồng rau và nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, với sự thông minh vốn có mà họ nhanh chóng có thể tạo ra được giống lúa mới thích hợp canh tác trên nhiều loại đất như là: đất phèn, đất nước lợ, đất bồi phù sa… Là một dân tộc mộ đạo nên chùa đối với người Khmer là một sự gắn bó thiêng liêng; là nguồn cảm hứng vô tận của các tác phẩm của người dân nơi đây. Do đó mà nghề thủ công truyền thống chính là một trong những ngành nghề cũng phát triển không kém trong các vùng có người Khmer sinh sống.
Hoa văn hình ngọn lửa (Pnhi – Phlơng) là một biến thể của hình ảnh ngọn lửa thông thường kết hợp cùng với hình hoa lá, đôi khi còn có thêm hoa văn của môtíp Angco
Phân loại hoa văn trang trí chùa khmer?
Cũng như những loại hoa văn khác, hoa văn Khmer cũng được phân thành những loại khác nhau, đó là:
Hoa văn hình ngọn lửa (Pnhi – Phlơng)
đây là một biến thể của hình ảnh ngọn lửa thông thường kết hợp cùng với hình hoa lá, đôi khi còn có thêm hoa văn của môtíp Angco. Do đó, vô hình chung tạo thành một tổng thể hoa văn cực kì sinh động.
Hoa văn các loại hình hoa lá, kỷ hà (Pnhi-tee hay vu)
Đối với dạng hoa văn này thì hoa sen là hình ảnh phổ biến thường hay được sử dụng. Đây là một hình ảnh vô cùng ý nghĩa tượng trưng cho sự trong sạch và tinh khiết của đức Phật. Ngoài ra, còn có sự kết hợp với hoa cúc, hoa “chen” hay với một nhân vật nào đó trong chuyện thần thoại.
Hoa văn Ăngco
Có nguồn gốc từ Angco Vát, Angco Thơm… ở Campuchia tuy nhiên ở Việt Nam chúng đã được người dân Khmer giản lược thành những hình giản đơn hơn, dễ làm hơn và mang nhiều phong vị của văn hóa Khmer.
Hoa văn Ăngco có nguồn gốc từ Angco Vát, Angco Thơm… ở Campuchia
Nhóm hoa văn tổng hợp
Đây là hình thức sắp xếp sao cho những hoa văn có đuoc không đứng độc lập một mình mà được kết hợp với nhau nhưng vẫn giữ được điểm nổi bật và đặc trưng của các nhóm.
Nhóm ảnh hưởng của các dân tộc khác
Ngoài những họa tiết bình thường thì trong những tác phẩm của người Khmer còn vay mượn thêm những hình ảnh, họa tiết của các dân tộc khác để phần nào đa dạng hóa hoa văn Khmer.
Màu sắc hoa văn
Đối với hoa văn dân tộc Khmer đa phần là những màu sắc rực rỡ. Tuy nhiên họ lại không dùng quá nhiều màu sắc mà chỉ dùng duy nhất 6 màu. Đây là những nhóm màu cơ bản. Đồng thời, những màu sắc này cũng chính là 6 màu cờ của Phật giáo- một nét tín ngưỡng đặc trưng của người dân khmer.
Chính vì thế mà hoa văn trang trí của người Khmer Nam Bộ đa phần chúng ta sẽ thấy tập chung nhiều trong các ngôi chùa. Do đó, các ngôi chùa như một “bảo tàng” lưu giữ toàn bộ kí ức và những điều thiêng nhất của họ.
Đây là hình thức sắp xếp sao cho những hoa văn có được không đứng độc lập một mình mà được kết hợp với nhau.Với những ai còn chưa rõ về những đường nét hoa văn đầy lôi cuốn và sáng tạo của hoa văn khmer hãy cứ truy cập vào trang web của chúng tôi: https://bit.ly/38oBTUJ .
Điêu khắc Sài Gòn tự hào là một trong những công ty chuyên thiết kế và sáng tạo những tác phẩm mang đậm màu sắc của người dân Nam Bộ nói chung và dân tộc Khmer nói riêng. Luôn đi đầu trong ngành về điêu khắc họa tiết, chúng tôi còn có đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và lành nghề, đảm bảo mang đến cho bạn những sản phẩm ưng ý nhất.
Có nét đẹp nhà thờ họ mà ít ai nhận ra, đó là nhà thờ họ chính là nơi gắn kết tất cả các thành viên trong dòng họ với nhau. Mỗi khi có dịp cúng giỗ mọi người cùng nhau họp lại, sắp mâm cơm, thắp nhang, trò chuyện thân mật. Chính những dịp như vậy giúp mọi người có không gian, thời gian cùng ngồi lại bên nhau, hãy cùng tìm hiểu nhiều ý nghĩa và đặc điểm khác của nhà thờ họ qua bài viết này.
Nhà thờ họ là gì? Từ đường là gì?
Nhà thờ họ hay còn gọi là từ đường là nơi chuyên chỉ để thờ cúng ông bà, tổ tiên của cả một dòng họ từ đời này sang đời khác. Đặc điểm của nhà thờ họ là rất rộng đủ để đặt bài vị, hình ảnh của tất cả những người đã khuất trong dòng họ.
Dòng họ không chỉ có họ nội, họ ngoại và những người có dòng máu chung, nhiều định nghĩa khác nhau cho rằng người trong dòng họ là người có cùng họ với nhau. Có thể thấy có rất nhiều nhà thờ và từ đường dành cho dòng họ Nguyễn, họ Vũ, họ Trần.
Những dòng họ có nhiều người lên đến hàng trăm người thì chắc chắn nhà thờ cũng sẽ phải to, rộng để đủ chứa. Khái niệm nhà thờ họ không còn xa lạ với người dân Việt Nam, nhưng phong tục này phổ biến ở phía bắc.
Nhà thờ họ miền Bắc
Đặc điểm chính của nhà thờ họ là được xây dựng dựa trên sự đóng góp của cả dòng họ và có một lối thiết kế cổ kính, cổ xưa. Chủ yếu chất liệu xây dựng nhà thờ họ là gỗ được trang trí, điêu khắc tinh xảo phù hợp với nơi linh thiêng.
Nhà thờ họ là nơi con cháu thường xuyên lui tới mỗi dịp lễ trong năm hay dịp giỗ của những người đã khuất. Hương khói ở nơi đây luôn đủ đầy và ấm cúng, chính vì tính trang nghiêm của nơi này nên gỗ là chất liệu phù hợp nhất để xây dựng.
Ý nghĩa của nhà thờ họ
Nhà thờ họ được xây dựng giống như một mái nhà chung, nơi những người đã khuất có thể cùng nhau tề tựu mỗi dịp cúng giỗ, lễ lạp. Cũng là nơi để con cháu dòng họ thường xuyên lui tới thăm viếng, thắp nhang tưởng nhớ về những người đã khuất.
Ngoài ra nhà thờ gỗ còn giống như một phong tục tập quán của người Việt Nam là chữ hiếu đặt lên hàng đầu. Thờ cúng tổ tiên, tưởng nhớ về ông bà, những người đã tạo ra thế hệ đời sau.
Có một ý nghĩa của nhà thờ họ mà đây là ý nghĩa ẩn, ít ai nói trắng ra nhưng mọi người sẽ tự thầm hiểu. Nhà thờ họ cũng giống như chính ngôi nhà mình, là một mái ấm đầu tiên là để giúp mọi người trong nhà có một không gian sống tốt nhất, tiện nghi nhất; thứ hai là để người ngoài nhìn vào, thể hiện kinh tế gia đình, là bộ mặt của cả dòng họ.
Chính vì thế mà hầu như nhà thờ họ nào cũng được xây dựng rất hoành tráng, tôn nghiêm, có sự đầu tư rất lớn. Từ thiết kế nhà thờ họ, kiến trúc nhà thờ họ, đều được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi bước vào xây dựng.
Phân biệt nhà thờ họ và nhà thờ chi họ?
Nhà thờ chi họ nói đơn giản nhất chính là một phần nhỏ trong nhà thờ họ. Ví dụ như nhà thờ họ Nguyễn sẽ có nhiều chi khác như Nguyễn Văn, Nguyễn Quang, Nguyễn Tiến,… Thường thì nhà thờ chi họ ngày nay được thiết kế xây chung luôn trong một ngôi nhà lớn gọi chung là nhà thờ họ.
Nhà thờ chi họ
Ngày trước các nhà thờ chi họ được xây tách biệt nhằm đáp ứng không gian đủ rộng cũng như tránh việc một không gian quá lớn dẫn đến nhiều bất tiện trong việc thờ cúng. Đấy chỉ là một đặc điểm khác nhỏ giữa ngày xưa và ngày nay, nhưng đó không phải là quy luật hay luật lệ. Bất kể bạn muốn thiết kế nhà thờ họ theo kiểu tách biệt hay gộp chung đều là bạn quyết định.
Các loại nhà thờ họ thịnh hành hiện nay
Như đã nói phía trên, thiết kế nhà thờ họ cần thể hiện tính trang nghiêm, là nơi thờ cúng tổ tiên cần sự ấm cúng, cổ xưa, hoài niệm. Nên chất liệu phù hợp nhất để xây dựng nhà thờ họ chính là gỗ, cũng tìm hiểu xem những loại gỗ gì thường dùng để thiết kế nhà thờ họ nhé.
Phân loại theo vật liệu xây dựng
Nhà thờ họ bằng gỗ
Nhà thờ họ bằng gỗ được thiết kế toàn bộ từ A đến Z bằng gỗ, có thể nói những công trình thiết kế nhà thờ gỗ là những công trình cực kỳ tốn kém. Vì gỗ hiện nay không hề rẻ và tất nhiên gỗ dùng xây dựng nhà thờ họ phải là loại gỗ xịn, chắc chắn, tốt.
Ưu điểm xây dựng nhà thờ họ bằng gỗ
Nhà thờ họ bằng gỗ có ưu điểm là tạo ra sự ấm cúng trong nhà dù có ít người lui tới, thể hiện sự hoài niệm trong màu sắc của gỗ. Có thể thấy các công trình mang tính hoài niệm, tôn nghiêm đều được thiết kế bằng gỗ.
Nhà thờ họ bê tông giả gỗ
Nhà thờ họ bê tông giả gỗ
Bê tông giả gỗ cũng là một phương án tốt để thiết kế nhà thờ họ, nhưng số lượng nhà thờ họ bằng bê tông giả gỗ là rất ít. Vì chất liệu tốt nhất để xây nhà thờ họ là gỗ đã được chứng minh và nếu ở phía trên.
Ưu điểm khi xây nhà thờ họ bằng bê tông giả gỗ
Ưu điểm cần nhấn mạnh ở đây chính là tiết kiệm được chi phí đáng kể so với sử dụng vật liệu là gỗ, mà vẫn đạt được mức độ thẩm mỹ ngang gỗ thật.
Phân loại theo gian nhà
Thiết kế nhà thờ họ 3 gian
Nhà thờ họ 3 gian dùng để phân chia bề thế giữa những người đã khuất, những ai là tổ tiên, là những người đứng đầu dòng họ sẽ ở gian giữa chính; và cứ như thế chia ra những gian khác với những cấp bậc thấp hơn.
Ý nghĩa của việc thiết kế nhà thờ 3 gian
Ý nghĩa của việc thiết kế 3 gian là giúp việc thờ cúng, dọn dẹp, lau chùi dễ dàng hơn. Việc phân chia cấp bậc cũng là cách thể hiện sự tôn trọng tổ tiên, ông bà.
Tương tự như ý nghĩa nhà thờ thiết kế 3 gian, dùng để phân chia vai vế hoặc để tách ra các chi họ khác nhau, dễ quản lý và thờ cúng.
Thiết kế nhà thờ họ 5 gian
Tương tự như ý nghĩa nhà thờ thiết kế 3 gian, dùng để phân chia vai vế hoặc để tách ra các chi họ khác nhau, dễ quản lý và thờ cúng.
nha-go-5-gian
Phân loại theo kiểu mái
Có rất nhiều các kiểu mái khác nhau, mới xếp ngói như thời cổ xưa, hay mới bằng hiện đại ngày nay. Đó là chất liệu, phong cách của mái nhà thờ họ. Còn kiểu dáng chính mái nhà thờ họ là nhà thờ họ 4 mái. Tổng cộng có 2 mái chính to và hai mái phụ nhỏ.
Thiết Kế kiến trúc nhà thờ họ
Cổng
Cổng nhà thờ họ được thiết kế bằng gỗ, đơn giản nhưng sẽ có các điểm nhấn chính là các cột gỗ to giống như cột đình, và nhiều họa tiết rồng bay, phượng múa trên chóp cổng.
Cửa
Cửa được thiết kế giống thời phong kiến, sẽ có điêu khắc con rồng, con sư tử hoặc nhiều kiểu dáng phong phú khác tùy theo mong muốn của dòng họ.
Sân
Sân nhà thờ họ là nơi rộng lớn, thoáng mát, bao quanh là cây cối hoặc ao hồ.
Thiết kế nội thất nhà thờ họ
Sảnh chính
Sảnh chính rộng, để không khí và nhang khói hòa quyện với nhau không làm bí không gian. Cũng để con cháu có thể tề tựu cùng thắp nhang, cúng giỗ.
Phòng khách
Nội thất nhà thờ họ nơi rộng lớn thứ 2 sau sảnh chính là phòng khách, là nơi rộng rãi, thoáng khí để con cháu cùng nhau thắp nhang, cúng giỗ.
Phòng ngủ
Phòng ngủ thường nhỏ, và chỉ thường để cho một người ngủ, người này thường có nhiệm vụ dọn dẹp và trông coi nhà thờ.
Chi phí xây nhà thờ họ
Chi phí nhà thờ họ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, nếu bạn có nhu cầu xây dựng nhà thờ họ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giúp đỡ hoàn toàn miễn phí.
Công ty thi công nhà thờ họ uy tín tại TPHCM
Công ty Điêu Khắc Sài Gòn là một trong những công ty thiết kế có mức độ uy tín cao, đã và đang thiết kế nhiều công trình từ đơn giản đến phức tạp, yêu cầu tính tỉ mỉ, chuyên nghiệp. Nếu bạn cần thiết kế kiến trúc nhà thờ họ thì đừng ngần ngại hãy liên hệ này với chúng tôi.
Chùa, miếu là một trong những nét kiến trúc cổ còn giữ được nét đặc trưng qua năm tháng. Một trong những điểm thu hút của lối kiến trúc này chính là hoa văn chùa– một điểm sáng nhỏ nhưng lại tỏa nắng như mặt trời. Từ một vật dụng thô sơ, nhờ những đôi tay khéo léo đã tạo nên vô vàng hình dáng bắt mắt. Chúng ta cùng tìm hiểu vì sao lại có sự thú vị này nhé!
Mẫu phù hổ, đầu rồng, mặt nguyệt
Hoa văn đình chùa là gì?
Chắc hẳn trong chúng ta đã ít nhất một lần đi ngang qua những ngôi đình, chùa miếu và sẽ không ít lần bạn tự hỏi xem vì sao nơi đây lại có lối xây dựng như của vậy! Đối với những nơi linh thiêng như chùa, miếu thông thường mọi người sẽ sử dụng những thiết kế mang màu sắc dân tộc, cổ điển vào trong đấy để những ai khi đặt chân đến đây có thể mang được cho mình một cảm giác thân thuộc và gần gũi với cha ông, thần linh hơn nữa.
Do đó, hoa văn đình chùa là một trong những nét nghệ thuật cổ điển còn lưu giữ đến ngày nay. Các họa tiết thường sẽ liên quan đến những thứ gần gũi với chúng ta và thiên nhiên như lá hoa sen, sếu, rùa,… hay những hình ảnh đầy sáng tạo nhưng không khỏi thân quen như là: Rồng, phượng, kỳ lân. Chính những họa tiết được chạm khắc đầy tinh xảo ấy đã giúp cho đình, chùa có một dấu ấn riêng dễ nhận biết.
Phân loại hoa văn đình chùa?
Đối với loại hình điêu khắc, tạc tượng liên quan đến những nơi linh thiêng như chùa, miếu thì đa phần những hoa văn này được phân chia thành nhiều loại để chúng ta dễ dàng tìm kiếm và sắp xếp như là:
Hoa văn phù hổ, đầu rồng, mặt nguyệt trang trí trên mái, đầu mái
Mỗi khi bước chân vào những nơi trang nghiêm, không ít người sẽ bị thu hút nhanh bởi những hoa văn mái chùa. Chúng đa phần là phù hổ, đầu rồng, mặt nguyệt trông có vẻ dữ dằn như nếu quan sát kĩ bạn sẽ thấy rất hiền từ và bao dung.
Đối với việc sử dụng các hoa văn trên mái cũng được phân rõ ràng theo quy mô của công trình như là nhà thờ họ, thờ tổ hay từ đường thì hoa văn được sử dụng đến thường là: tàu đao, con kìm nóc hay là những hình ảnh mặt nguyệt, con ghê, chữ vạn, hoa lá cách điệu … và không có rồng.
Còn trong các công trình chùa chiền, đình đền, miếu mạo thì hình ảnh đầu rồng được sử dụng để thay thế cho tàu đao hay con kìm nóc và giúp tôn lên sự trang trọng cho nơi đây.
Mẫu vân mây đắp trát lên kẻ, đấu cột, bẩy, vì kèo
Có rất nhiều mẫu hoa văn trang trí chùa rất đẹp và độc đáo phụ thuộc vào văn hóa của từng vùng miền. Đa số được lấy ý tưởng từ hình tượng hoa, cỏ trong thiên nhiên như: hoa sen, hoa cúc, cây tùng, cây mai, cây trúc, lá hay đài sen, Ngoài ra còn có:
Hoa văn trang trí trên Vỉ ruồi
Họa tiết thường không quá cầu kỳ mà chú trọng vào sự giản đơn là chính, thể hiện hình ảnh phong phú về mối quan hệ thân thương trong gia đình.
Hoa văn trang trí trên bẩy
Đa phần họa tiết trên hoa văn sẽ đi từ đơn giản đến cầu kì, liên quan đến những hình ảnh như thân quen như tấm gương, nhành hoa,…
Hoa văn trang trí trên ván gió
Lại nhẹ nhàng và không quá cầu kì nhưng vẫn đảm bảo được sự trang trọng.
Mẫu đao lá vân mây, đao lá kìm nóc trang trí trên đầu đốc, góc đao đa phần sẽ được các nghệ nhân chạm khắc các hoa văn trang trí chùa liên quan đến hình ảnh vân mây cho thanh thoát, bay bổng.
Chữ thọ, bánh xe luân hồi trí trên tường, cửa được đúc sẵn
Đúc chư thọ lên tưởng đến những lời cầu phúc, những mong ước mong được thực hiện thành toàn. Chính vì thế mà đa số chúng để nói đến vòng xoay nhân quả- nhắc nhở chúng ta nên làm nhiều việc thiện.
Hoa văn trang trí trên ván gió
Mẫu cuốn thư đại tự, bia đá, đôi câu đối đúc sẵn: những mẫu tự trên các bia đá hay ván gỗ đều được khắc tinh vi và kỹ càng. Đa phần, những mẫu tự được tạo hình như một cuốn thư đại kỳ. Các hoa văn phù điêu chùa là một trong những nét tiêu biểu của văn hóa phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng.
Cột đồng trụ xi măng
Đa phần trang trí bên dưới là một đài sen đang nở rộ, một con rồng cuộn mình quanh cột hay có chạm khắc thêm chữ.
Công ty thi công hoa văn đình chùa uy tín tại TPHCM
Hoa văn trang trí đền chùa
Điêu khắc Sài Gòn là một công ty có đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm trong nghề. Đồng thời, họ còn có cho mình những kiến trúc sư, nghệ nhân lành nghề, nhiệt tình và tâm huyết giúp tạo nên các tác phẩm điêu khắc độc đáo, ấn tượng nhất.
Luôn giữ vững vị thế của mình trong thị trường, Điêu khắc Sài Gòn đã dần trở thành một trong những nơi được nhiều khách hàng tìm đến để thiết kế hoa văn chùa. Chúng tôi- những người thợ lành nghề, đầy đam mê và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tự tin có thể thỏa mãn được những nhu cầu của bạn về mặt nghệ thuật.
Khi đến với chúng tôi không chỉ bạn nhận lại một sản phẩm bình thường mà có được cho mình một tác phẩm nghệ thuật cùng những lời khuyên hữu ích. Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm, bạn có thể truy cập vào trang web: https://bit.ly/30YrJbu để có thể tìm cho mình một sản phẩm ưng ý. Xin chân thành cảm ơn!
Tượng Phật lớn mang đến nhiều giá trị tâm linh, phong thủy ấn tượng cho công trình đặt sản phẩm. Bức tượng Phật lớn, đẹp cần thiết gia công cùng địa điểm uy tín nhằm đáp ứng được các tiêu chí được đưa ra. Sự phát triển và tồn tại của nghệ thuật điêu khắc tượng phật lớn mang lại cho cuộc sống của người hiện đại nhiều điều mới lạ mà nếu không tìm hiểu bạn sẽ không thể nào biết hết được.
Công trình điêu khắc tượng Phật lớn tại Việt Nam
Tượng Phật là gì?
Tượng Phật được biết đến là một trong những tác phẩm nghệ thuật mang yếu tố tâm linh trong cuộc sống Phật giáo và được người nghệ nhân điêu khắc để tạo hình bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như đắp vẽ, tạc, đúc,…
Chất liệu làm tượng Phật
Có nhiều chất liệu được sử dụng để tạo hình tượng phật điêu khắc đáp ứng mục đích của con người hiện đại. Vật liệu chủ yếu được sử dụng để điêu khắc tượng Phật phổ biến nhất hiện nay gồm có: gỗ (mít, lim, xá xị,…); xi măng; đá tự nhiên (cẩm thạch trắng, đen, đá vàng,…); thạch cao; composite; đất sét; kim loại (đồng, vàng, bạc,…);…
Quy tắc và kỹ thuật chế tác
Các quy tắc cơ bản để tiến hành chế tác, tạo hình tượng Phật lớn bằng nghệ thuật điêu khắc giúp tạo hình được ấn tượng bức tượng, tạo thành sự cân đối – hài hòa cho tổng thể bức tượng. Các quy tắc điêu khắc tượng phật lớn nói riêng và điêu khắc tượng phật nói chung cụ thể nhất gồm có:
Quy tắc điêu khắc tượng tạo thành bức tượng Phật đẹp
Tỷ lệ chiều cao của tượng Phật đứng bằng 7 đầu, tượng Phật ngồi bằng 4 đầu hay còn gọi là quy tắc “tọa tứ lập thất”.
Chiều ngang của mặt tượng bằng ½ chiều ngang 2 vai tượng hay còn gọi là quy tắc “nhất diện phân lưỡng kiên”.
Quy tắc “nhất diện phâm tam trùng” có nghĩa là 3 khoảng cách bằng nhau trên mặt tượng tính từ chân tóc – chân lông mày, chân lông mày – đỉnh mũi, đỉnh mũi – cằm; tất cả đều phải bằng nhau.
Một số quy tắc khác được tiến hành gia công liên quan đến ngón chân, ngon tay, thế đặt tay của tượng Phật,… cũng được nghệ nhân điêu khắc chú ý để tạo hình được tượng đẹp.
Tượng Phật xuất hiện đầu tiên khi nào?
Tượng Phật xuất hiện tại nước ta từ rất sớm vì Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn được tôn sùng từ xưa đến nay bởi các bậc Đế vương cho đến người dân trong thời kỳ phong kiến. Có nhiều pho tượng vẫn còn tồn tại có niên đại từ thời Lý tuy nhiên hình dáng của tượng không còn nguyên vẹn khi trải qua nhiều cuộc chiến giữ nước và xây dựng đất nước.
Điêu khắc tượng Phật được thực hiện bởi nghệ nhân chuyên nghiệp
Theo như nhiều tài liệu ghi lại thì bức tượng bằng đồng đầu tiên được đúc từ thời nhà Lý tuy nhiên đến nay những bức tượng thời Lý hiện không còn hoặc sót lại vô cùng hiếm hoi. Bức tượng Phật A Di Đà tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh) là bức tượng có niên đại lâu nhất hiện nay từ những năm 1057. Hay bức tượng Tam Thế tại chùa Ngọc Khám (Bắc Ninh) được xác định xuất hiện từ những năm thế kỷ thứ 15.
Ý nghĩa tượng Phật trong tâm linh
Hoạt động điêu khắc tượng phật lớn nói riêng, điêu khắc tượng Phật nói chung tạo thành sản phẩm tượng Phật nghệ thuật có nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, đời sống Phật giáo và kể cả các du khách tham quan. Ngoài việc mang đến giá trị cảm quan chân thật thì tượng Phật thể hiện dáng vẻ uy nghiêm, hiền từ, độ phước lành cho tất cả mọi người.
Tượng Phật mang đến giá trị về sự an lành, may mắn, xua đuổi tà ma, trấn an phong thủy cho địa điểm, khu đất đặt tượng. Tượng Phật được xem như một biểu tượng của sự thịnh vượng, mưu cầu sự hưng thịnh, từ bi của đức Phật mang đến cho mọi người, mọi nhà. Trong thế giới tâm linh, tượng Phật chính là hình ảnh thể hiện quyền lực tối thượng nhất của một thế lực mang đến sự yên ấm, hạnh phúc, trấn tĩnh cái ác, loại trừ điều xấu xa.
Những bức tượng Phật đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam
Nghệ thuật điêu khắc tượng phật có sự phát triển rất lâu đời tại Việt Nam nên cũng không ít bức tượng được điêu khắc đẹp mắt, ấn tượng để lại cho đời. Một số số những tượng phật đẹp, nổi tiếng nhất nhì tại nước ta phải kể đến đó chính là:
Tượng Phật Thích Ca được làm bằng chất liệu đồng dát vàng; tượng Phật Di Lặc được làm bằng chất liệu đồng đặt tại chùa Bái Đính – Ninh Bình.
Tượng Phật Quan Thế Âm nghìn mắt, nghìn tay được làm bằng chất liệu đồng dát vàng đặt tại chùa Bái Đính – Ninh Bình.
Tượng Phật Di Lặc được làm từ 1.700 tấn bê tông, cốt thép đặt trên đỉnh núi Cấm, An Giang.
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông là pho tượng đồng đúc nguyên khối lớn nhất hiện nay được đặt trên núi Yên Tử.
Tượng Phật Thích Ca tại chùa Thần Quang được các nghệ nhân đúc bằng đồng trong những năm từ 1949 đến năm 1952.
Những công trình điêu khắc Tượng Phật Lớn cho dự án quy mô
Tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam
Một trong những công trình điêu khắc tượng phật lớn dành cho dự án có quy mô tại nước ta bạn không nên bỏ qua tham khảo đó chính là:
Tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam tại Trúc Lâm Thiên Trường có diện tích tổng lên đến 34 nghìn m2 với độ cao 14,8m nặng 150 tấn.
Tượng Phật nằm Thích Ca nhập Niết bàn trên núi với chiều dài 49m, cao 11m đặt tại chùa Núi tỉnh Bình Thuận có diện tích lên đến 250 nghìn m2.
Tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn hay còn được biết đến là pho tượng Phật nằm dài nhất nước ta đặt tại chùa Hội Khánh, tỉnh Bình Dương.
Địa Chỉ Chuyên Điêu Khắc Tượng Phật Lớn Tại HCM
Tại thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động điêu khắc tượng phật lớn rất được quan tâm bởi khách hàng trong nội thành cũng như các vùng khác bởi công nghệ điêu khắc chuyên nghiệp, bàn tay làm việc ấn tượng của nhiều nghệ nhân điêu khắc nổi tiếng. Liên hệ với https://bit.ly/30YrJbu để được hướng dẫn, báo giá, lên kế hoạch điêu khắc tượng Phật đẹp, kích thước lớn là điều bạn nên quan tâm.